Chùa Bửu Long Quận 9 TP Hồ Chí Minh

Chùa Bửu Long Quận 9 TP Hồ Chí Minh

  • Chùa Bửu Long (hay còn gọi là Thiền viện Tổ Đình Bửu Long) tọa lạc ở quận 9, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km.
  • Chùa xây dựng năm 1943, đến năm 2007 được trùng tu quy mô trong 5 năm, Chùa có khuôn viên rộng hơn 11 hecta. Năm 2019 chùa được tạp chí Mỹ National Geographic đưa vào danh sách 20 kiến trúc Phật giáo đặc sắc nhất thế giới.
  • Chùa theo hệ Phật giáo nguyên thủy Nam tông, có lối kiến trúc đặc trưng của các chùa Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn tạo nên vẻ đẹp độc đáo.
  • Điểm nhấn của ngôi chùa là Bảo tháp Gotama Cetiya (nơi thờ phật xá lợi và Chư Thánh Tăng) xây từ năm 2007, rộng trên 2.000 m2, hoàn thành sau 6 năm. Người có công và đóng góp tâm – trí – sức là Hòa thượng Thích Viên Minh, trụ trì Tổ Đình Bửu Long là người đưa ra ý tưởng thiết kế ngôi chùa này, sau đó có tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư tại TP.HCM.

Sau bao thời gian bộn bề ngược xuôi, tấp nập và náo nhiệt của mưu sinh, học hành hãy dành khoảng thời gian cuối tuần “sống chậm lại” đến với một ngôi chùa mang kiến trúc Thái Lan tại ngoài ô TP.HCM – Chùa Bửu Long Quận 9 (ngoài ra với tên gọi khác như chùa Thái Lan Quận 9) nơi có các góc trời bình yên và đầy thanh tịnh dành cho bạn.

<strong>Chùa Bửu Long</strong> - Nguồn FB: Nguyễn Khánh Vũ Khoa - diadiemvietnam.com.vn
Chùa Bửu Long – Nguồn FB: Nguyễn Khánh Vũ Khoa – diadiemvietnam.com.vn

Đặc biệt Chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại khởi nguồn từ Ấn Độ, theo lối Chùa cổ thờ Phật là chính. Liên tục được trùng tu tôn tạo khuôn viên gồm các khu như: chính điện, Tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường và thiền thất của chư Tăng, Ni viện, Ni xá và am thất của Tu nữ, tịnh nhân và một số khu vực khác.

Ngoài ra còn có một tượng Phật nằm, nặng trên 50 tấn, xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng làm bằng đá granite, điêu khắc tỉ mẩn theo Phật tích Ấn Độ.

Chùa Bửu Long - Nguồn FB: Nguyễn Khánh Vũ Khoa - diadiemvietnam.com.vn
Tượng Phật nằm – Chùa Bửu Long – Nguồn FB: Nguyễn Khánh Vũ Khoa – diadiemvietnam.com.vn

Bảo tháp Gotama Cetiya là ngôi bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam với 4 tháp lớn nhỏ xung quanh với một tháp chính ở trung tâm cao 70 mét và lớn nhất với 7 tầng. Mặt sau bảo tháp Gotama Cetiya thiết kế với kiến trúc đối xứng, hài hòa với mặt trước.

Chùa Bửu Long - Nguồn FB: Nguyễn Khánh Vũ Khoa - diadiemvietnam.com.vn
Bảo tháp Gotama Cetiya – Chùa Bửu Long – Nguồn FB: Nguyễn Khánh Vũ Khoa – diadiemvietnam.com.vn

Chánh điện chùa ở bên trong Bảo tháp Gotama Cetiya rộng rãi, có tổng sức chứa trên 2.000 người gây ấn tượng bởi kiến trúc chạm trổ rất tinh tế. (Bảo tháp chỉ mở cửa đón khách ngày hai buổi. Sáng từ 8h đến 10h, chiều từ 14h đến 16h)

Chùa Bửu Long - Nguồn: Sưu tầm
Chánh điện – Chùa Bửu Long – Nguồn: Sưu tầm

Trong đỉnh chính của bảo tháp là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Đức Phật và Xá Lợi chư Thánh Arahán, được trưng bày cẩn thận trong tủ kính.

Chùa Bửu Long - Nguồn: Sưu tầm
Chánh điện – Chùa Bửu Long – Nguồn: Sưu tầm

Khuôn viên bên ngoài Chùa được trang trí nhiều tượng rồng, hạc bằng đá được chế tác rất tinh xảo.

Tượng Chim Hạc - Chùa Bửu Long - Nguồn: Sưu Tầm
Tượng Chim Hạc – Chùa Bửu Long – Nguồn: Sưu Tầm

Hai bên của Bảo tháp Gotama Cetiya có tháp nhỏ, nơi đặt chuông, luôn vang lên tiếng chuông gió nhẹ nhàng. Ở giữa là hồ bán nguyệt có diện tích 280 m2, ở giữa có đài phun nước hình rồng, xung quanh được cây xanh bao phủ.

Hồ Bán Nguyệt - Chùa Bửu Long - Nguồn: Sưu Tầm
Hồ Bán Nguyệt – Chùa Bửu Long – Nguồn: Sưu Tầm

Chùa thường xuyên đông khách tham quan, chụp hình nhất là dịp cuối tuần. Trong các ngày rằm, lễ hay mùng 1 (âm lịch) cũng có nhiều hoạt động đặc sắc được diễn ra tại Chùa.

Một số lưu ý bạn cần biết khi đi Chùa Bửu Long Quận 9:

  • Tuân theo quy định của Chùa.
  • Không tự ý sờ các cổ vật và tượng bên trong chùa.
  • Giữ gìn vệ sinh chung cho cảnh quan ngôi chùa Lựa chọn các trang phục phù hợp và lịch sự để đi thăm chùa.
  • Khi chụp hình tránh tạo dáng phản cảm ở không gian uy nghi và linh thiêng của chùa.
  • Trước khi đi, nên đổi một ít tiền lẻ để có thể lễ hay bỏ vào hòm công đức tùy tâm.
  • Bạn có thể gửi xe ở ngay bãi trông xe của chùa với phí 10.000 đồng/ xe máy. (Lưu ý: là chỉ trông xe đến 18:00)
  • Bảo tháp chỉ mở cửa đón khách ngày hai buổi. Sáng từ 8h đến 10h, chiều từ 14h đến 16h.

Thông tin điểm đến:

  • Địa chỉ: Số 81, Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

Amenties

  • Văn hoá địa phương
Chi tiết bổ sung
Tiện ích giải trí
  • Cảnh quan đẹp
Booking.com

4.0 average based on (1) đánh giá

5 sao
0%
4 sao
100%
3 sao
0%
2 sao
0%
2 sao
0%

Đánh giá người dùng

không hình ảnh
Tân binh 1 đánh giá

Đi chùa

(4/5) Bởi Phandat trên 8 Tháng Bảy, 2020

Khá đẹp

Cảm xúc của bạn về đánh giá này
Tác giả đã phản hồi trên 12 Tháng Bảy, 2021

Cảm ơn bạn